Multimedia Đọc Báo in

Chương trình ngày làm việc thứ hai, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

19:47, 05/10/2021

Ngày 5-10, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ hai.

Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại Hội trường thảo luận về Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022 - 2024; về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; Báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua; quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.

A
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại tổ thảo luận về Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Quy định về những điều đảng viên không được làm.

Sau đó, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình các nội dung thảo luận của Trung ương: Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022 - 2024; về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; Báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua; quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Theo TTXVN/Vietnam+

 

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.