Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh công tác thi hành kỷ luật trong Đảng

15:26, 11/01/2022

Sáng 11/1, tai Hà Nội, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

th
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2021, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện toàn diện, có nhiều chuyển biến mới, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trong năm 2021, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 51.620 tổ chức đảng và 272.512 đảng viên là cấp ủy viên các cấp. Trong đó: Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập 10 đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng làm trưởng đoàn, kiểm tra đối với 20 tổ chức đảng. Cấp ủy các địa phương, đơn vị kiểm tra 51.600 tổ chức và 272.512 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận có 371 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm; phải thi hành kỷ luật 7 tổ chức đảng và 308 đảng viên; đã thi hành kỷ luật 6 tổ chức đảng và 289 đảng viên. 

Công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh; việc công khai thông tin kết quả hoạt động của UBKT luôn nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của dư luận, cán bộ, đảng viên và nhân dân; tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; củng cố và tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Năm 2022, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Tập trung xây dựng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030; Quy định về xin lỗi và bồi thường quyền lợi đối với đảng viên do kỷ luật oan; Quy trình kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thi hành kỷ luật của cấp ủy đối với tổ chức đảng, đảng viên. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (khóa XI, XII, XIII)…

th
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu tham luận tại hội nghị.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, năm 2021, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của tỉnh đã đạt được một số kết quả nổi bật. Theo đó, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 941 tổ chức đảng, tăng 69,86% và 31.602 đảng viên, tăng 24,62% so với cùng kỳ năm trước. UBKT các cấp đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với 16 tổ chức đảng, tăng 200% và 426 đảng viên, tăng 85,22% so với cùng kỳ 2020; tiến hành giám sát đối với 302 tổ chức đảng và 329 đảng viên… Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, trong năm 2022, cấp ủy, người đứng đầu các cấp cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh công tác thi hành kỷ luật trong Đảng, tuyệt đối không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần học tập, quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, quy đinh về kiểm tra, giám sát, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn; phát huy vai trò nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên và người đứng đầu. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước…

Hồng Chuyên
    


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.