Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

14:40, 13/04/2022

 Ngày 13/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại 63 điểm cầu trong cả nước.

Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh H’Kim Hoa Byă cùng lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức Mặt trận.

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 59 điều, quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bao gồm đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp lao động, quy định trách nhiệm của thanh tra nhân dân, trách nhiệm đảm bảo và thực hiện quản lý Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng Dự thảo, các đại biểu đã phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về dân chủ cơ sở; đề nghị bổ sung, thay đổi cụm từ, từ ngữ phù hợp vào các chương, mục về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc thực hiện. Một số ý kiến đề xuất bổ sung thêm quy định trách nhiệm, hình thức kỷ luật đối với cá nhân, tập thể chính quyền cơ sở trong thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện những nội dung liên quan đến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân theo quy định của pháp luật; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn thực hiện quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cải cách hành chính…

Các ý kiến của đại biểu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ghi nhận, tổng hợp để xem xét bổ sung, điều chỉnh vào Dự thảo luật.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.