Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo phức tạp đông người kéo dài

14:26, 12/04/2022

Sáng 12/4, Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh (Đoàn giám sát số 09) do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Krông Búk về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được cấp thẩm quyền giải quyết kéo dài qua nhiều năm trên địa bàn.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, từ năm 2016 đến ngày 31/12/2021, huyện Krông Búk đã tiếp nhận 207 đơn khiếu nại của công dân, trong đó có 107 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện. Lĩnh vực khiếu nại chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc.

Huyện đã tiếp nhận 36 đơn/36 vụ tố cáo, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết 13 vụ. Nhìn chung, tình hình công dân đến khiếu nại, tố cáo không có vụ việc phức tạp, đông người. Hầu hết các các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời gian quy định. Kết quả, đến nay đã giải quyết 106 vụ đơn/106 vụ việc, đang giải quyết 1 đơn/1 vụ thuộc lĩnh vực tái định cư; không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo phức tạp đông người kéo dài.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát đã thảo luận, trao đổi, yêu cầu làm rõ thêm một số tồn tại, vướng mắc trong việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện như: Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong những năm trước đây chưa chặt chẽ; việc phân loại, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, xác định thẩm quyền giải quyết, hiệu quả trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn thấp; một số vụ việc chưa được giải quyết đúng thời hạn quy định…

Thành viên Đoàn giám sát trao đổi tại buổi làm việc.
Thành viên Đoàn giám sát trao đổi tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Hoàng Lâm thay mặt UBND huyện tiếp thu, giải trình làm rõ hơn một số vấn đề Đoàn giám sát nêu. Trong đó, những tồn tại chủ yếu do trước đây nhiều diện tích đất trên địa bàn huyện có nguồn gốc từ các nông lâm trường quản lý. Khi các nông lâm trường giải thể không có đầy đủ hồ sơ pháp lý quản lý đất đai bàn giao cho địa phương.

Mặt khác, người dân đến định cư khai hoang, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng không thông qua chính quyền địa phương, người khiếu nại không cung cấp được giấy tờ có tính pháp lý về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất. Công chức tiếp công dân, xử lý đơn thư, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc UBND cấp xã hầu hết là làm công tác kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm; công tác nắm tình hình, việc thực hiện chủ trương, chính sách, giải quyết thủ tục hành chính ở một số nơi làm chưa tốt dẫn đến phát sinh khiếu nại…

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Búk giải trình những khó khăn trong công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Búk Phan Hoàng Lâm giải trình những khó khăn trong công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng ghi nhận và đánh giá cao công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Krông Búk thời gian qua. Để giải quyết dứt điểm, thấu đáo các khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng chí đề nghị huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, quản lý đất đai trên địa bàn; trong đó làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, chú trọng công khai minh bạch cho người dân biết; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường quán triệt, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản quy định, hướng dẫn nghiệp vụ đến cán bộ, công chức nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức để đảm bảo việc tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả hơn nữa...

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.