Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương nghiên cứu, cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm, khóa XIII thành kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể

15:59, 22/07/2022

Tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 22/7, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt chuyên đề: “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”.

Phát biểu kết luận và chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: Sau 1,5 ngày làm việc, hội nghị đã hoàn thành các nội dung, chương trình đề ra. Hội nghị này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên, cấp ủy các cấp nhận thức đầy đủ nội dung các nghị quyết. Trên cơ sở đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện. Thành công của hội nghị là cơ sở quan trọng để các tổ chức đảng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu cán bộ, đảng viên cần học tập, nghiên cứu kỹ nội dung bài phát biểu khai mạc, bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5, coi đây là kim chỉ nam cho việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung nghị quyết.

Ngay sau hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức đảng nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu, học tập, quán triệt cho toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân thấm nhuần sâu sắc nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, nhất là những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, những vấn đề mới, cốt lõi trong các nghị quyết.

Công tác tuyên truyền, học tập nghị quyết phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện với chương trình đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Tuyên giáo đóng vai trò đi trước, mở đường, đi cùng - phát triển, đi sau - tổng kết; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội để cán bộ, đảng viên hiểu rõ, thông suốt và tích cực triển khai thực hiện nghị quyết.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, cùng với việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt cần khẩn trương nghiên cứu, cụ thể hóa các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 thành kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể, có sự phân công, phân nhiệm và tổ chức thực hiện rõ ràng, sát thực tiễn, phát huy hiệu quả.

gdfgf
Các đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc tại điểm cầu Đắk Lắk.

Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình kế hoạch thực hiện nghị quyết. Đảng đoàn Quốc Hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo, phối hợp cụ thể hóa nội dung các nghị quyết, hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất để việc thực hiện các nghị quyết trong thực tiễn bảo đảm tính toàn diện, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra.

Đồng thời chú trọng chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình thực hiện nghị quyết, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và nhân rộng, tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết, góp phần nâng tầm tư duy lý luận của Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, kịp thời điều chỉnh chương trình, kế hoạch cho phù hợp, nhắc nhở, phê bình, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thực hiện không hiệu quả.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.