Multimedia Đọc Báo in

Khát vọng hòa bình và thịnh vượng

07:02, 30/04/2024

Chúng ta đang sống trong những ngày Tháng Tư lịch sử.

49 năm trước, những cánh quân giải phóng tiến vào Sài Gòn với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”, đập tan sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

Ngã Sáu Ban Mê.
Ngã Sáu Ban Mê. Ảnh: Hữu Nguyên

Trước đó, tháng 3/1975, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk vinh dự được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chọn Buôn Ma Thuột là đột phá khẩu trong chiến dịch Tây Nguyên. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã làm địch rối loạn, dẫn đến quyết định sai lầm là rút bỏ Tây Nguyên để về giữ đồng bằng Khu 5. Từ yếu tố bất ngờ tạo ra đột biến về chiến dịch dẫn đến đột biến về chiến lược gây tác động dây chuyền, phá vỡ thế chiến lược của địch, để ta mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng và tạo thời cơ chiến lược thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi đó thể hiện khát vọng hòa bình cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó không chỉ mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam mà còn góp phần mang lại hòa bình cho thế giới.

21 năm tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với biết bao hy sinh xương máu, chúng ta càng trân quý và gìn giữ, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng những hậu quả để lại vẫn còn rất nặng nề, đòi hỏi cả dân tộc cần quyết tâm cao hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, đổi mới sáng tạo hơn nữa trong xây dựng và phát triển đất nước.

Trong Di chúc Bác đã căn dặn “Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”, sau 49 năm giải phóng, đặc biệt là gần 40 năm đổi mới, thành quả là “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay” như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày nay, trong bối cảnh các cuộc chiến tranh, xung đột, chạy đua vũ trang trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, đe dọa nền hòa bình thế giới, thì yêu cầu giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước ta càng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.

Trong Cương lĩnh, các chiến lược, Đảng ta luôn đặt ra yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, kiến tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Và đất nước phát triển mới có nguồn lực để bảo vệ hòa bình.

Đắk Lắk


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.