Multimedia Đọc Báo in

Thông tin cải chính, xin lỗi

11:09, 12/08/2023

Báo Đắk Lắk điện tử ngày 25/5/2021 đăng bài viết “Vì sao công sứ L.Sabatier phải rời khỏi Đắk Lắk năm 1926?”. Tuy nhiên, sau khi đăng bài viết này, Báo Đắk Lắk nhận thấy sẽ dễ gây hiểu nhầm cho bạn đọc.

Báo Đắk Lắk điện tử ngày 25/5/2021 đăng bài viết “Vì sao công sứ L.Sabatier phải rời khỏi Đắk Lắk năm 1926?” của tác giả Nguyễn Quang Tuệ đưa ra những ý kiến có tính tham khảo, phản biện dựa trên nhiều tư liệu, ý kiến của các chuyên gia có uy tín. 

Tuy nhiên, sau khi đăng bài viết này, Báo Đắk Lắk nhận thấy sẽ dễ gây hiểu nhầm cho bạn đọc, vì việc công sứ L.Sabatier rời khỏi Đắk Lắk đã được nêu rõ trong sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930-2020)”. Cụ thể, tại trang 51 có đoạn: “Năm 1925-1926, số đông công chức của các ngành bưu điện, giáo dục, công chánh, y tế, nhà máy đèn… ở thị xã Buôn Ma Thuột, do hai thầy giáo tiến bộ người Êđê là Y Ut và Y Jút H’Wing lãnh đạo, đấu tranh chống chế độ xâu thuế nặng nề, chính sách đàn áp bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp và lên án tên công sứ gian ác Sabatiêr. Trước sức mạnh đấu tranh của phong trào, thực dân Pháp buộc phải đổi tên Sabatiêr đi nơi khác”. Như vậy, lý do khiến công sứ Sabatier phải rời khỏi Đắk Lắk là “trước sức mạnh đấu tranh của phong trào”, không phải như nhận định của tác giả “là do vấn đề về đất đai”.

Báo Đắk Lắk xin cải chính thông tin, đồng thời xin lỗi bạn đọc.

         

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.