Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk đón 130 ngàn lượt khách nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

20:06, 26/01/2023

Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, từ ngày 21/1 đến 26/1 (tức ngày 30 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng), khách du lịch đến Đắk Lắk ước đạt 130.000 lượt, tăng 9,13 % so cùng kỳ. 

Trong đó, khách trong nước ước 129.650 lượt, tăng 9,04% so cùng kỳ; khách quốc tế ước đón 350 lượt, tăng 61,29 % so cùng kỳ; công suất buồng bình quân ước đạt 55%. Tổng doanh kínthu từ du lịch toàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 51,4 % so với cùng kỳ.

Du khách trải nghiệm chèo thuyền vượt thác tại cụm thác Dray Nur - Gia Long (huyện Krông Ana) nhân dịp đầu năm mới.

Trong dịp Tết, nhìn chung các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đều chú trọng phục vụ khách; niêm yết giá công khai, ổn định giá dịch vụ, hàng hoá …

Du khách tham quan, trải nghiệm nặn tò he tại Bảo tàng Đắk Lắk vào Tết Quý Mão 2023. (Ảnh: BTĐL)

Trên địa bàn tỉnh, bắt đầu từ 27/1 (mùng 6 tháng Giêng), các huyện cũng tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II, năm 2023, ngày 27/01 (nhằm ngày 6/1 Âm lịch); Lễ hội Khai hạ (Dân tộc Mường) tại thôn 6, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, ngày 28/01 (nhằm ngày 7 tháng Giêng); Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc tại thôn 4, xã Cư Êwi huyện Cư Kuin, ngày 31/1 - 2/2 (nhằm ngày 10-12 tháng Giêng); Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc tại thôn Tam Lập, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, ngày 4 - 5/2 (nhằm ngày 14-15 tháng Giêng); Hội vật tại thôn 8, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, 4 - 6/2 (nhằm ngày 14 -16 tháng Giêng); Lễ hội Hảng Pồ tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, ngày 17-19/2 (nhằm ngày 27-29 tháng Giêng)…

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.