Multimedia Đọc Báo in

Sẵn sàng tiếp nhận học sinh về học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19

11:01, 21/08/2021

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục Đắk Lắk sẵn sàng tiếp nhận và tạo mọi điều kiện cho học sinh từ vùng dịch về học tập tại nơi cư trú trong năm học 2021 - 2022. 

Sở GD-ĐT đã có văn bản gửi chính quyền địa phương, phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố về việc tiếp nhận học sinh. Trên cơ sở đó, các đơn vị thông báo và lập danh sách học sinh đăng ký học gửi về Sở để có căn cứ tiếp nhận, bố trí, xếp lớp học tập theo đúng đối tượng.

Sở sẽ có phương án hỗ trợ học sinh về sách giáo khoa, tài liệu học tập..., tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Tiết học thư viện của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Buôn Đôn). (Ảnh minh họa)
Tiết học thư viện của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Buôn Đôn). (Ảnh minh họa)

Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa cho biết: tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2021 - 2022, tuy nhiên trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, số lượng công dân từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương rất đông, trong đó có nhiều em học sinh đang theo học các cấp học.

Với tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều học sinh không kịp trở lại trường học trước đó để bắt đầu năm học mới. Vì vậy, đề nghị các trường học trong tỉnh sẵn sàng tiếp nhận thêm học sinh nếu phụ huynh có nguyện vọng, tạm thời chưa yêu cầu hồ sơ thủ tục theo đúng quy định.

Trước mắt, các cơ sở giáo dục tạo điều kiện tiếp nhận các em vào học và đề nghị gia đình có đơn cam kết sau khi tình hình dịch COVID-19 ổn định sẽ bổ sung hồ sơ đầy đủ, hoàn tất các thủ tục, thực hiện việc chuyển kết quả quá trình học tập tại Đắk Lắk đến địa phương các em đăng ký học nhằm đảm bảo quyền lợi và không có sự gián đoạn trong quá trình học tập.

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.