Multimedia Đọc Báo in

Giáo sư và tiến sĩ dạy trung học - nên hay không?

08:26, 14/03/2022

Thông tin tỉnh Hòa Bình và trước đó là Bắc Ninh, đưa ra chính sách hỗ trợ 1 tỷ đồng cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về làm giáo viên trường chuyên (bắt buộc cống hiến trong vòng 10 năm) đã gây ra nhiều tranh cãi trong mấy ngày qua. Điều đó có thể dẫn đến một trào lưu mới, như rất nhiều trào lưu đã từng diễn ra ở ngành giáo dục.

Câu hỏi đặt ra, có cần tuyển giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ dạy trung học, dù đó là trường chuyên? Bởi, mục tiêu chương trình học của các vị này là trở thành một nhà khoa học chuyên nghiệp, là chứng chỉ để người đó có quyền làm nghiên cứu khoa học, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực. Thực tế, không có kỹ năng sư phạm thì dù bằng cấp cao vẫn khó trở thành một người thầy giỏi.

Vừa rồi tôi đi Pháp, đất nước có nền giáo dục top 2 châu Âu và top 5 thế giới, thăm đứa em đã có bằng đại học nhưng quyết tâm theo nghiệp “trồng người”. Vì đam mê dạy học nên em đã phải thêm 2 năm nữa học nghề sư phạm. Sau đó thi concours (chứng chỉ) để được hành nghề. Ở cả trường tư và trường công, bậc đại học ở Pháp đều phải học nghề sư phạm mới được đi dạy.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh HYim Kđoh làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học, THCS &THPT Victory (TP. Buôn Ma Thuột) về vấn đề nguồn nhân lực. Ảnh: Nguyên Hoa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H'Yim Kđoh làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh: Minh họa)

Dĩ nhiên, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ vẫn có thể dạy học, nhưng họ cần phải trải qua một chương trình đào tạo về sư phạm. Và, liệu bị “cột” chặt hợp đồng 10 năm, những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ vốn đang thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng hằng tháng ở các trường đại học thì 1 tỷ đồng để về dạy trường chuyên có đủ hấp dẫn?

Việc xã hội quá xem trọng bằng cấp đã khiến sự “lạm phát” bằng cấp tăng mạnh. Đã có những vụ việc bị phanh phui kiểu “lò sản xuất bằng tiến sĩ”. Trong khi đó, nghịch lý lớn là rất nhiều lĩnh vực thiếu người có chuyên môn cao, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của giáo sư, tiến sĩ lại không thể áp dụng được vào thực tiễn.

Vấn đề lớn nhất của ngành giáo dục là phải nâng cao chất lượng giáo viên ngay từ đầu vào các trường sư phạm. Xây dựng vị thế, uy tín nghề giáo trong xã hội. Đặc biệt, cải thiện chế độ lương, thưởng cho giáo viên để họ có thể toàn tâm, toàn ý với nghề. Ngay các trường chuyên, cần ưu tiên đào tạo đội ngũ hiện có, nâng chất lượng cuộc sống giáo viên, cơ sở vật chất công nghệ; tăng cường mời các giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn sư phạm cao về thỉnh giảng. Làm tốt những điều đó chắc chắn khả thi hơn bỏ tiền để chiêu mộ các vị bằng cấp cao nhưng chưa có kỹ năng sư phạm.

Hữu Quý

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.