Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 2 công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam

19:34, 03/06/2023

Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh cho biết, Đắk Lắk có 2 công trình được trao giải tại Lễ trao Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2022 do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cụ thể là công trình “Quy trình canh tác tổng hợp cà phê vối tái canh theo hướng cơ giới hóa” của Thạc sĩ Phan Việt Hà và cộng sự Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đoạt giải Ba; công trình “Thiết lập và thẩm định chéo mô hình ước tính sinh khối trên mặt đất chi Dipterocarpus của rừng khộp Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tình và cộng sự Trường Đại học Tây Nguyên đoạt giải Khuyến khích.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tình, Trường Đại học Tây Nguyên nhận giải tại Lễ trao Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tình (hàng thứ Nhất, đứng thứ 2 từ phải qua), Trường Đại học Tây Nguyên nhận giải tại Lễ trao Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam

Năm 2022 cả nước có 128 công trình tham gia dự thi Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Hội đồng Giám khảo đã chọn ra 43 sản phẩm xuất sắc đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống để trao giải (4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích).

Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các nhà khoa học, công nghệ đã có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam; khuyến khích việc tìm tòi, sáng tạo các công trình khoa học công nghệ có khả năng giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.