Multimedia Đọc Báo in

Giải ngân cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất đạt thấp

16:24, 11/11/2021

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 10 đơn vị vay gần 1,9 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 599 lượt lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, có 7 đơn vị vay vốn trả lương ngừng việc cho 460 lượt lao động, tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng và 3 đơn vị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho 139 lượt lao động, số tiền 430 triệu đồng. Khách hàng được vay vốn chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, vận tải, xây dựng tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea Súp, Krông Ana và Krông Năng.

Toàn tỉnh có 4 đơn vị vận tải vay vốn chính sách để trả lương ngừng việc cho người lao động. Trong ảnh: hoạt động vận tải bằng xe buýt của Hợp tác xã vận tải Cư Mil, huyện Ea Súp, là một trong những đơn vị được vay vốn
Toàn tỉnh có 4 đơn vị vận tải vay vốn chính sách để trả lương ngừng việc cho người lao động. Trong ảnh: hoạt động vận tải bằng xe buýt của Hợp tác xã vận tải Cư Mil, huyện Ea Súp, là một trong những đơn vị được vay vốn.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk, số lượng giải ngân chính sách này đạt thấp chủ yếu do nhiều khách hàng không đủ điều kiện. Bên cạnh đó, do mức vay theo chính sách này thấp nên một số đơn vị tìm đến các ngân hàng thương mại để vay vốn.

Thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Hiện, Chính phủ cũng đã quyết định sửa đổi, bổ sung về chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất, trong đó mở rộng đối tượng và cắt giảm các điều kiện được vay vốn.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.