Multimedia Đọc Báo in

Gần 1.100 tỷ đồng được đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk

12:23, 28/04/2022

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022 có 6 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư, với tổng số vốn gần 1.100 tỷ đồng.

Cụ thể, trao quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án: Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN DakLak cho Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN DakLak, địa điểm đầu tư tại huyện Cư M’gar, diện tích xây dựng 45 ha, với tổng số vốn 360 tỷ đồng;

Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp kết hợp trồng cây công nghiệp, nông nghiệp cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Chăn nuôi Ea Súp, địa điểm đầu tư tại huyện Ea Súp, diện tích xây dựng 94 ha, tổng số vốn 192 tỷ đồng;

Nhà máy chế biến trái cây cho Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms, địa điểm đầu tư tại huyện Ea Kar, diện tích xây dựng 3 ha tổng số vốn 100 tỷ đồng;

Trang trại chăn nuôi tập trung heo giống Star Farm Dak Lak, địa điểm đầu tư tại huyện Buôn Đôn, diện tích xây dựng 9 ha, tổng số vốn 198 tỷ đồng;

Trang trại chăn nuôi heo thịt Tasico Ea Sô cho Công ty Cổ phần Tasico Ea Sô, địa điểm đầu tư tại huyện Ea Kar, diện tích xây dựng 18 ha tổng số vốn gần 106 tỷ đồng;

Nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk cho Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, địa điểm đầu tư tại huyện Krông Búk, diện tích xây dựng 2,2 ha, tổng số vốn 128 tỷ đồng.

a
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị trao Quyết định cam kết chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại hội nghị này, UBND tỉnh cũng ký biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với 24 dự án trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông, lâm sản; chế biến trái cây, dược liệu, thức ăn gia súc; giết mổ gia súc gia cầm tập trung; logistics, với tổng mức đầu tư dự kiến 25.672 tỷ đồng.

Minh Thuận – Hoàng Tuyết

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.