Multimedia Đọc Báo in

Khởi động Dự án Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cây cà phê, hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên

16:37, 22/06/2022

Sáng 22/6, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) Dự án Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cây cà phê, hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam (V-SCOPE) đã tổ chức họp khởi động.

Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR), công ty JDE tài trợ và Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp phục vụ Phát triển Pháp (CIRAD) cùng với các đối tác nghiên cứu và đối tác tư nhân thực hiện.

Tiến sỹ Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên Quốc gia của ICRAF giới thiệu về Dự án V-SCOPE.
Tiến sỹ Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên Quốc gia của ICRAF giới thiệu về Dự án V-SCOPE.

Mục tiêu của dự án V-SCOPE là nhằm cải thiện sinh kế của nông hộ nhỏ vùng Tây Nguyên, đặc biệt là nhóm dân dễ bị tổn thương, thông qua cải thiện sự bền vững và chuỗi giá trị trong canh tác cây cà phê và hồ tiêu.
Dự án gồm bốn hợp phần gồm: cải thiện chất lượng đất và kiểm soát sâu bệnh gây hại từ đất trong trang trại cà phê, hồ tiêu và trong vườn ươm; cải thiện các phương thức canh tác bền vững với việc sử dụng tài nguyên và hiệu quả kinh tế cao hơn; cải thiện việc cung cấp dịch vụ và quản lý chuỗi các tiêu chuẩn và chứng nhận bền vững… để hỗ trợ những thay đổi trong hoạt động của người dân; nâng cao năng lực thực hiện các chiến lược mở rộng quy mô và đảm bảo áp dụng lâu dài các hệ thống canh tác bền vững, triển khai chuỗi giá trị ở cấp cảnh quan có tính đến bối cảnh môi trường, chính trị, xã hội.

Các đại biểu tham dự khởi động Dự án V-SCOPE.
Các đại biểu tham dự khởi động Dự án V-SCOPE.

Dự án V-SCOPE được triển khai từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2024 tại ba tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với sự tham gia của gần 300 nông hộ trồng cà phê và hồ tiêu. Trong đó, từ đầu năm 2022 đến nay, ICRAF và Viện chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã thực hiện phỏng vấn sâu gần 120 nông dân trồng tiêu, cà phê, hơn 60 người thu mua, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hợp tác xã tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) và huyện Đắk Song (Đắk Nông). Các đơn vị nghiên cứu cũng đã trao đổi và tham vấn ý kiến của lãnh đạo các huyện, xã về tình hình phát triển chuỗi giá trị và các chính sách liên quan trên địa bàn.

Đại diện doanh nghiệp tham gia ý kiến tại cuộc họp.
Đại diện doanh nghiệp tham gia ý kiến tại cuộc họp.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên Quốc gia của ICRAF cho biết, một trong những vấn đề hiện nay ở Tây Nguyên là việc suy thoái đất do tác động bởi các tập quán canh tác không bền vững, nhất là sử dụng quá mức hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, dự án V-SCOPE sẽ thử nghiệm, đánh giá và thúc đẩy các thực hành nông nghiệp bền vững, trong đó có các phương thức cải tiến sức khỏe của đất trong các trang trại cà phê và tiêu.

Minh Thuận-Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.