Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn kỹ thuật, giám sát và đánh giá phục hồi rừng ở tỉnh Đắk Lắk

11:12, 10/06/2022

Trong hai ngày 9 và 10/6, tại thị trấn Krông Kmar (huyện Krông Bông), Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giám sát và đánh giá phục hồi rừng ở tỉnh Đắk Lắk.

Tham dự buổi tập huấn có 40 đại biểu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Lắk và huyện Krông Bông.

Tiến sỹ Võ Hùng (Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên) trình bày về kỹ thuật, giám sát và phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Tiến sỹ Võ Hùng (Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên) trình bày về kỹ thuật, giám sát và phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được thông tin về những vấn đề liên quan đến rừng, như: phân loại rừng; các kiểu rừng tự nhiên chủ yếu có trên địa bàn tỉnh; đặc điểm sinh thái và cấu trúc của một số kiểu rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, chuyên gia cũng hướng dẫn chọn loại cây trồng rừng; kết cấu và mật độ trồng; chuẩn bị nơi trồng; phương thức và phương pháp trồng rừng; chăm sóc và bảo vệ cây trồng; kỹ thuật lập kế hoạch, giám sát và đánh giá phục hồi rừng ở địa phương bằng các biện pháp lâm sinh; biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng cộng đồng và hộ gia đình đang áp dụng tại xã Hòa Lễ, Yang Mao (huyện Krông Bông) và xã Đắk Nuê, Đắk Phơi (huyện Lắk)…

Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông đóng góp ý kiến tại chương trình.
Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông đóng góp ý kiến tại chương trình tập huấn.

Sau khi nghe chuyên gia trình bày, các đại biểu đã chia thành các nhóm để trao đổi, thảo luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; đưa ra những giải pháp phục hồi rừng phù hợp với từng địa phương.

Ngoài ra, các học viên còn được tham quan thực tế mô hình phục hồi rừng; mô hình nông lâm kết hợp tạo sinh kế bền vững ở buôn Tul, xã Yang Mao (huyện Krông Bông) để đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Thông qua chương trình tập huấn giúp các đại biểu hiểu thêm về hiện trạng rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh; các biện pháp kỹ thuật phục hồi phù hợp với đất, rừng của địa phương. Đồng thời, trở thành cầu nối, tích cực tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức, chung tay bảo vệ rừng tự nhiên.

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.