Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Tiêu hủy 133 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi

11:57, 25/08/2022

Sáng 25/8, Trạm Chăn nuôi và Thú y Tp. Buôn Ma Thuột (gọi tắt là Trạm) phối hợp với UBND phường Thành Nhất tiến hành tiêu hủy 133 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi của hộ ông T.T.V. ở tổ dân phố 4, phường Thành Nhất.

Đây là đợt tiêu hủy lợn mắc bệnh lần thứ 3 tại hộ chăn nuôi này. Trước đó, vào chiều ngày 17/8/2022, Trạm nhận được báo cáo về hộ ông V., ở tổ dân phố 4, phường Thành Nhất có lợn ốm, chết. Trạm đã tiến hành mổ 1 con lợn chết, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Chi cục Thú y vùng V để xét nghiệm, cho kết quả dương tính bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại hộ ông T.T.V., tổ dân phố 4, phường Thành Nhất.
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại hộ ông T.T.V., tổ dân phố 4, phường Thành Nhất.

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, Trạm phối hợp với UBND phường Thành Nhất tiến hành tiêu hủy 12 con lợn đã chết, trọng lượng 503,5 kg. Ngày 18/8 tiếp tục ghi nhận lợn chết tại hộ ông V., ngành chức năng và chính quyền địa phương tiêu hủy 89 con lợn, trọng lượng hơn 1.627 kg.

Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột phối hợp với UBND phường Thành Nhất cân trọng lượng heo bị mắc bệnh.
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột phối hợp với UBND phường Thành Nhất cân trọng lượng heo bị mắc bệnh.

Qua kiểm tra thực tế hộ ông V. có 234 con lợn (gồm 1 con lợn nái; 90 con lợn thịt và 143 con lợn con). Sáng 25/8 Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố tiếp tục phối hợp với UBND phường Thành Nhất tiến hành tiêu hủy 133 con lợn mắc bệnh tại hộ này. Đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại và các khu vực lân cận, tránh dịch bệnh lây lan ra bên ngoài.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.