Multimedia Đọc Báo in

Gần 350 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19

17:58, 12/12/2022

Từ đầu năm 2022 đến nay, các sở, ngành của tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, với tổng số tiền 349,3 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, đã chi trả cho 135.458 người theo chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với tổng số tiền 133 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.349 đơn vị tham gia, 50.714 lao động, tổng số tiền là 14,33 tỷ đồng; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 8 đơn vị, với 225 lao động, tương ứng với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đã điều chỉnh mức đóng vào Quỹ giảm từ 1% xuống 0% cho 3.036 đơn vị sử dụng lao động, với 58.199 lao động, số tiền 31,6 tỷ đồng; hỗ trợ cho người lao động đang tham gia BHTN và dừng tham gia BHTN có bảo lưu thời gian đóng cho 65.133 người, số tiền 159,88 tỷ đồng.

 
Người lao động làm việc tại một doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Tân An 2, TP. Buôn Ma Thuột
Người lao động làm việc tại một doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Tân An 2, TP. Buôn Ma Thuột

Về Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ BHTN cho 3.284 người với số tiền 9,3 tỷ đồng. Cùng với đó, đã chi trả kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho 62 lượt người của 10 doanh nghiệp, với tổng số tiền 229,5 triệu đồng.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đã được triển khai kịp thời, hiệu quả, giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh và cuộc sống.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.