Multimedia Đọc Báo in

Tăng thêm thu nhập từ nuôi trâu sinh sản

08:45, 01/12/2022

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (ở thôn 1, xã Ea Trul, huyện Krông Bông) chỉ nuôi hai con trâu để làm sức kéo. Mấy năm gần đây, nhận thấy nuôi trâu sinh sản có hiệu quả kinh tế nên gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư tăng đàn.

Với lợi thế 3 sào đất rẫy trồng cỏ voi, năm 2020 sau khi xây dựng chuồng trại, anh Thanh đã mua một con trâu cái và một con trâu đực giống về nuôi. Từ hai con trâu ban đầu, sau hơn 2 năm nuôi, hiện nay anh đã có 10 con trâu; trong đó có 7 con trâu sinh sản, 3 con nghé. Để có thêm kinh nghiệm nuôi trâu, anh Thanh thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật thông tin, kỹ thuật chăn nuôi mới.

Anh Nguyễn Văn Thanh chăm sóc đàn trâu

Anh Thanh chia sẻ, trâu lớn nhanh vào tháng 5 đến tháng 6 vì thời điểm này chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, sáng thả trâu ngoài đồng để ăn cỏ, chiều tối lùa về. Đến mùa đông, trâu chịu rét kém nên cần được chăm sóc tốt, bảo đảm đủ thức ăn, rơm khô giữ ấm cho đàn trâu. Trong giai đoạn trâu nuôi con, cần cho trâu cái ăn nhiều để có sữa. Ngoài chăn thả tự nhiên, phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Mùa mưa cần chú ý che chắn để chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh, dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo, đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng. Trong tháng thứ nhất sau khi đẻ, cần chú ý cho nghé bú đủ lượng sữa mẹ cần thiết để đảm bảo sinh trưởng. Khi nghé được 3 - 4 tuần tuổi, cho nghé tập ăn thức ăn tinh, từ tháng thứ hai cho nghé ăn cỏ tự nhiên với lượng thích hợp. Bên cạnh đó, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống để tăng sức đề kháng. 

Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng bù lại ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, lãi cao hơn nhiều so với vật nuôi khác; đồng thời tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp. Bình quân mỗi con nghé nuôi 12 tháng bán được 15 - 18 triệu đồng/con, nuôi 24 tháng bán được 26 triệu đồng. Hiện mỗi năm, gia đình anh Thanh xuất bán 3 - 4 con nghé, lãi 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

     Đoàn Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.