Multimedia Đọc Báo in

Thống nhất 78 vị trí bãi thải, mỏ vật liệu, trạm trộn bê tông phục vụ Dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

18:22, 21/02/2023

Để triển khai Dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, tỉnh Đắk Lắk thống nhất 78 vị trí bãi thải, mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát, trạm trộn phục vụ Dự án.

Cụ thể, UBND tỉnh thống nhất về mặt nguyên tắc đưa các bãi đổ vật liệu thừa, mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát, trạm trộn vào phục vụ Dự án thành phần 3, gồm: 15 vị trí bãi đổ vật liệu thừa; 11 mỏ đất đắp; 24 vị trí mỏ đá; 14 vị trí mỏ cát và 14 vị trí trạm trộn bê tông nhựa, bê tông xi măng.

Việc đổ thải, khai thác mỏ vật liệu xây dựng chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất và theo quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Một vị trí mốc giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin.
Một vị trí mốc giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin.

Dự án thành phần 3 có chiều dài 48 km, tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng. Hiện nay các địa phương có Dự án thành phần 3 đi qua đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, huyện Ea Kar đã triển khai thông báo thu hồi đất đạt 70% khối lượng, đang tổ chức kiểm đếm, công tác trích lục đã đạt khoảng 70% khối lượng và công tác kiểm đếm được khoảng 40%. Huyện Krông Pắc đã triển khai thông báo thu hồi đất đối với các hộ gia đình cá nhân đạt 95%, công tác trích lục đạt được khoảng 60% và công tác kiểm đếm được khoảng 70%; đối với diện tích đất ở các công ty nông lâm nghiệp đang được UBND tỉnh cho thuê đất chưa thực hiện việc cung cấp trích lục và thông báo thu hồi đất. Huyện Cư Kuin đang làm thủ tục thiết kế kỹ thuật đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đối với phạm vi tuyến (đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường), công tác kiểm đếm được khoảng 25%.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.