Multimedia Đọc Báo in

Hơn 5.000 ly cà phê miễn phí tại khai mạc Phiên chợ Ban Mê

12:51, 10/03/2023

Sáng 10/3, Hội Doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột đã chính thức khai mạc Phiên chợ Ban Mê nhằm hưởng ứng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Diễn ra từ ngày 10 đến 14/3, tại số 1 Tôn Đức Thắng, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Phiên chợ Ban Mê với hơn 40 gian hàng bày bán khoảng 100 sản phẩm là cà phê, ẩm thực, đặc sản Tây Nguyên, sản phẩm OCOP đa dạng từ các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Doanh nhân thành phố Buôn Ma Thuột tham quan các gian hàng trưng bày tại Phiên chợ Ban Mê.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột tham quan các gian hàng trưng bày tại Phiên chợ Ban Mê.

Tại phiên chợ, ngoài hoạt động mua sắm, du khách được ăn thử các món của người dân tộc thiểu số tại địa phương như cơm lam, rượu nếp, gỏi cà đắng, lá mỳ xào…Đặc biệt, hơn 5.000 ly cà phê miễn phí cùng nhiều hoạt động giải trí, chương trình khuyến mãi đầy ưu đãi đang diễn ra.

Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức cà phê miễn phí tại phiên chợ.
Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức cà phê miễn phí tại phiên chợ.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Nguyệt Phương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột cho biết, Phiên chợ Ban Mê không chỉ là một điểm đến giải trí cho quý khách gần xa, mà còn là nơi giao lưu, hội tụ các sản phẩm độc đáo của vùng đất Tây Nguyên giúp mọi người hiểu rõ hơn về đặc sản và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào nơi đây.

Điểm nhấn của phiên chợ này là các gian hàng của Ban Mê với đầy đủ sản phẩm OCOP và đặc sản Tây Nguyên, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm mua sắm thú vị. Phiên chợ diễn ra với mục đích góp phần thúc đẩy kinh tế, là cơ hội để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương quảng bá sản phẩm của mình, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Khánh Huyền

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.