Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo về Dự án thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp

16:44, 01/06/2023

Ngày 1/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo thông qua đề xuất Dự án “Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn du lịch trải nghiệm nông nghiệp” (Dự án).

Tham dự chương trình có Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê; Điều phối viên Quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ Môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP/GEF SGP); lãnh đạo các sở, ban, ngành; Hợp tác xã (HTX), các hộ nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Lắk…

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Theo dự thảo Dự án được trình bày tại hội thảo, Dự án sẽ được thực hiện tại HTX sầu riêng Thông Phong (xã Krông Nô, huyện Lắk) với tổng kinh phí 105.282 USD, trong đó GEF SGP tài trợ 50.000 USD, nguồn khác 55.282 USD.

Dự án nhằm nâng cao nhận thức của nông dân là người dân tộc thiểu số về liên kết phát triển kinh tế tập thể và ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; thí điểm ứng dụng công nghệ thông minh để theo dõi quy trình chăm sóc sầu riêng và tham gia sàn thương mại điện tử tại Đắk Lắk; xây dựng thí điểm mô hình vườn mẫu sầu riêng kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận, thảo luận về các nội dung liên quan như: tính khả thi của Dự án; khả năng phối hợp, kết hợp các nội dung, hoạt động của Dự án với các chương trình…Qua đó, Hội Nông dân tiếp thu, học hỏi và vận dụng vào việc triển khai thực hiện dự án. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê khẳng định, Dự án phù hợp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nội dung Dự án, cách thức thực hiện đi đúng hướng, đúng thực tiễn và góp phần giải quyết bài toán sinh kế cho người nông dân, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; góp phần vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số, giảm nghèo bền vững... 

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận những nỗ lực của Hội Nông dân tỉnh trong việc thu hút, tiếp nhận và mạnh dạn thực hiện Dự án; đề nghị, các sở, ban, ngành, UBND huyện Lắk, xã Krông Nô… phải có sự phối hợp, chung tay, hỗ trợ các cấp Hội Nông dân tiếp nhận, tổ chức thực hiện đầy đủ hoạt động, nhằm đạt hiệu quả các nội dung của Dự án…

 Điều phối viên Quốc gia UNDP/GEF SGP chia sẻ về Dự án.

Dự kiến, Dự án sẽ được hoàn thành trong 18 tháng kể từ khi được thông qua, đạt kết quả: có 200 nông dân sản xuất sầu riêng được nâng cao năng lực về liên kết phát triển kinh tế tập thể (trong đó có 9 thành viên là người dân tộc thiểu số thuộc HTX sầu riêng Thông Phong); vận động ít nhất 20 nông dân với diện tích sản xuất sầu riêng ít nhất là 5 ha tham gia HTX sầu riêng Thông Phong, nâng tổng số thành viên tham gia lên 30 thành viên với luỹ kế diện tích đất sản xuất sầu riêng là 20 ha; xây dựng 1 vườn mẫu tại 1 hộ nông dân với diện tích sản xuất sầu riêng ít nhất là 4 ha, trong đó, sản xuất được gắn với bảo vệ môi trường nông thôn; 1 mô hình tại 1 hộ nông dân với diện tích sản xuất ít nhất là 4 ha về du lịch trải nghiệm nông nghiệp gắn với sản xuất sầu riêng; 9 hộ người dân tộc thiểu số với diện tích 15 ha thực hiện ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh (App Nextfarm) để khai báo, theo dõi quy trình chăm sóc sầu riêng.

Đồng thời, khách hàng được trải nghiệm toàn bộ quy trình sản xuất ra quả sầu riêng trên App Nextfarm; hoàn thiện 1 tài liệu về quy trình hướng dẫn ứng dụng App Nextfarm và 1 tài liệu về xây dựng vườn mẫu gắn với du lịch trải nghiệm.

Đại diện HTX sầu riêng Thông Phong trình bày về tình hình sản xuất kinh doanh của HTX và sự tham gia của HTX vào Dự án.

Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX sầu riêng Thông Phong được tham gia thương mại điện tử tại website chonongsandaklak.vn của Hội Nông dân tỉnh; voso.vn của Viettel, Postmart.vn của Bưu điện. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.