Multimedia Đọc Báo in

Cấp Giấy chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm gạo Briet

20:20, 18/07/2023

Ngày 18/7, HTX Giảm nghèo Ea Súp đã tổ chức Lễ trao chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm gạo Briet.

Gạo Briet được sản xuất theo quy trình hữu cơ với tiêu chuẩn hữu cơ JAS (Nhật Bản) và sản phẩm đã đạt Chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021.

Ưu điểm của gạo Briet là khi nấu không bị nát và có mùi thơm tự nhiên, vị ngọt thanh, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao Giấy nhận Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ cho HTX Giảm nghèo Ea Súp.
Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) trao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ cho HTX Giảm nghèo Ea Súp.

HTX Giảm nghèo Ea Súp được Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm trồng, làm khô, xay xát, bao gói lúa gạo Briet trên diện tích 3 ha, sản lượng lúa tươi ước đạt 33 tấn/năm, thuộc hộ gia đình ông Hà Văn Tân (thôn 11, xã Ya Tờ Mốt). Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 2 năm (từ ngày 13/7/2023 đến 12/7/2025). 

Đồng thời, HTX còn được QUACERT đánh giá và chứng nhận đang trong thời gian chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ theo Tiêu chuẩn TCVN 11041-1: 2017; TCVN 11041-2: 2017; TCVN-5: 2018 đối với phạm vi trồng, làm khô, xay xát, bao gói lúa gạo trên diện tích 5,5 ha, sản lượng tươi ước đạt 61 tấn/năm cho 4 hộ gia đình khác, thời gian chuyển đổi 12 tháng. 

Các hộ nông dân nhận quà và Chứng nhận đang chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ từ chương trình.
Các hộ nông dân nhận quà và Chứng nhận đang chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ từ chương trình.

Tại chương trình, HTX Giảm nghèo Ea Súp cũng đã trao phần thưởng 14,5 triệu đồng cho hộ sản xuất Hà Văn Tân và các phần quà tri ân, Giấy chứng nhận chuyển đổi trồng lúa hữu cơ cho các hộ dân liên kết sản xuất gạo Briet trong thời gian qua.


Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.