Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

20:38, 16/07/2023

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 05/QĐ-TTg, ngày 4/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến năm 2030.

Theo đó, các sở, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện các văn bản, chỉ thị, kết luận, kế hoạch của Trung ương và tỉnh về nâng cao hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy đảng, chính quyền và các cấp, các ngành, là nguồn lực quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội; rà soát nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chuyển sang NHCSXH quản lý, cho vay theo quy định.

Đối với Ban đại diện NHCSXH các cấp, phải phát huy vai trò trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn; chỉ đạo bình xét, xác nhận cho vay bảo đảm đúng đối tượng, phát huy hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.

Hoạt động giao dịch vốn tín dụng chính sách tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar
Hoạt động giao dịch vốn tín dụng chính sách tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar

UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung kịp thời hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách làm căn cứ cho vay; giám sát, phản biện đối với hoạt động tín dụng chính sách; lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách khi đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 26.896 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với số vốn hơn 1.094 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh hiện đạt gần 6.873 tỷ đồng, tăng 542 tỷ đồng so với cuối năm 2022, với 166.237 khách hàng còn dư nợ.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.