Multimedia Đọc Báo in

Liên kết sản xuất, tiêu thụ trái vải tươi trên địa bàn xã Ea Sar năm 2024

16:05, 17/04/2024

Sáng 17/4, UBND xã Ea Sar đã tổ chức Hội nghị liên kết sản xuất, tiêu thụ trái vải tươi trên địa bàn xã Ea Sar năm 2024.

Toàn xã Ea Sar hiện có trên 360 ha cây vải, trong đó có 280 ha cho thu hoạch. Vụ vải năm 2024 có nhiều khó khăn do thời thiết biến đổi rõ nét, dự báo sản lượng vải trên địa bàn xã chỉ đạt khoảng 1.000 tấn (bằng 50% so với năm 2023).

ghhg
Các đại biểu, doanh nghiệp và nông dân tham dự hội nghị tại xã Ea Sar.

Để cây vải phát triển bền vững, UBND xã đã chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp; phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng vườn cây giống đầu dòng; hướng dẫn trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP; đăng ký xây dựng và được cấp 4 mã vùng trồng vải, với diện tích 47 ha; tổ chức các hội nghị liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

UBND xã cũng triển khai cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, các tư thương trên địa bàn liên kết với các tư thương ở chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc đến khảo sát, thu mua vải cho nông dân. UBND xã đang tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị các cấp thẩm định và công nhận sản phẩm quả vải Ea Sar đạt tiêu chuẩn OCOP.

hfg
Thương lái đến khảo sát tại vườn để thu mua vải trên địa bàn xã Ea Sar.

Tại hội nghị, các đại biểu, nông dân trên địa bàn xã đã được lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, các phòng chức năng của huyện, doanh nghiệp thu mua chia sẻ thông tin về quá trình trồng, chăm sóc cây vải; xây dựng thương hiệu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm; phát huy lợi thế của các vườn đã được cấp mã số vùng trồng; thu hoạch, phân loại, đóng gói quả vải bảo đảm yêu cầu xuất khẩu…

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.