Multimedia Đọc Báo in

Quỹ đất để cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Buôn Hồ còn khó khăn

18:18, 14/10/2024

Ngày 14/10, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tại thị xã Buôn Hồ về “Tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do Nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo và thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đối với diện tích đất Nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào DTTS", thời gian từ năm 2002 đến tháng 6/2024.

Thị xã Buôn Hồ có 8 đơn vị xã, phường, với 44 thôn, buôn đồng bào DTTS, trong đó có 28 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Thị xã có 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 31.459 người DTTS (chiếm 31,04% dân số). Tổng số hộ nghèo trên địa bàn thị xã đến cuối năm 2023 là 662 hộ (chiếm 2,49% tổng số hộ), trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS là 362 hộ (54,7% tổng số hộ nghèo).

Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với UBND thị xã Buôn Hồ
Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với UBND thị xã Buôn Hồ.

Từ năm 2002 – 2020, địa phương đã thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo chính sách của Chính phủ tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020. Cụ thể, thị xã đã thực hiện hỗ trợ về đất ở cho 61 hộ, với diện tích gần 1,8 ha; đất sản xuất cho 164 hộ, với diện tích gần 48,5 ha.

Việc thực hiện hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS và các hộ nghèo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), đã có 28 hộ đăng ký hỗ trợ nhà ở và đất ở, đã giải ngân được hơn 1,2 tỷ đồng (bằng 42% kế hoạch).

Đoàn giám sát thực tế tại xã Ea Drông
Đoàn giám sát thực tế tại xã Ea Drông.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có gần 142 ha đất tại xã Ea Blang và phường Đạt Hiếu của Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ đã được UBND tỉnh giao về địa phương quản lý. Hiện nay, UBND thị xã đang lập phương án quản lý, sử dụng diện tích đất nêu trên, trong đó dự kiến bố trí khoảng 28,9 ha để cấp đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn.

Thời gian qua, có 30 hộ tại xã Ea Đrông sử dụng không đúng mục đích, tặng cho, chuyển nhượng và cho thuê quyền sử dụng đất với diện tích gần 9 ha; 15 trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp đã lập biên bản xác định hiện trạng, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm xây dựng phát sinh; có 6 hộ được cấp đất sản xuất tại xã Cư Bao đã xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, đã được xử lý theo quy định.

Đại diện UBND thị xã Buôn Hồ thông tin về tình hình thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn
Đại diện UBND thị xã Buôn Hồ thông tin về tình hình thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn.

Đoàn giám sát đã ghi nhận những kiến nghị của thị xã Buôn Hồ trong thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai chính sách này sẽ được tổng hợp, báo cáo, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, thời gian tới, địa phương cần lồng ghép, đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện Chương trình 1719 từ các nguồn khác nhau. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thị xã trong triển khai thực hiện chính sách đất đai và các chính sách khác đối với đồng bào DTTS.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.