Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 360 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp

16:07, 08/11/2024

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, đến nay các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thành lập được 360 mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp với hơn 4.200 thành viên tham gia.

Các mô hình hoạt động theo nguyên tắc “5 tự” (tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và “5 cùng” (cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm; cùng hưởng lợi) trên nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ…

chi hội
 Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi lợn sinh sản thôn 4A, xã Cư K'bang, huyện Ea Súp nhận quyết định thành lập.

Để giúp các chi, tổ hội hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ kinh phí ra mắt và ưu tiên cho các thành viên vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư trang thiết bị, phát triển quy mô sản xuất. Sau khi thành lập, thành viên các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp sẽ được tập huấn kiến thức phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực hoạt động do Hội Nông dân các cấp tổ chức, cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm…

Hiện nay, các mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đã có sức lan tỏa và được xây dựng ở hầu khắp các các địa phương trong tỉnh, qua đó khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ hội viên nông dân cùng ngành nghề liên kết đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, thúc đẩy việc hình thành, phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.