Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 15 Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

13:37, 19/05/2025

Để đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần thực hiện tốt các chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã thành lập 15 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với trên 220 thành viên.

Các CLB thành lập dựa trên tiêu chí 5 cùng (cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh - cùng mối quan tâm - cùng có sự chia sẻ - cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi).

Thành viên tham gia CLB đều là những tấm gương điển hình trong sản xuất kinh doanh giỏi trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ thương mại, ngành nghề...; là nhân tố tích cực tiên phong trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân duy trì thực hiện mô hình liên kết trong chăn nuôi, trồng trọt, tiêu thụ sản phẩm, phổ biến kiến thức, kỹ năng quản lý, nắm bắt khoa học kỹ thuật... làm tiền đề phát triển tổ hợp tác, HTX.

Cán bộ Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình
Cán bộ Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình sản xuất của thành viên CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh.

Để duy trì và phát triển CLB, các cấp hội nông dân đã chủ động hướng dẫn các CLB xây dựng kế hoạch sản xuất; phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; trang bị kiến thức về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thị trường; giới thiệu và tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả trong và ngoài tỉnh…

Cùng với đó, hội còn kết hợp với các ban, ngành triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang website của hội; phối hợp giúp các CLB trên địa bàn cập nhật, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(Video) Đa dạng sinh kế để giảm nghèo bền vững
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu canh tác và thế mạnh của từng địa phương. Từ đó, giúp người dân giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.