Multimedia Đọc Báo in

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để phát triển kinh tế

08:25, 24/11/2021

Năm 1993, gia đình anh Đàm Ngọc Khánh (dân tộc Tày) vào lập nghiệp ở thôn 10, xã Cư Mốt (huyện Ea H’leo). Ban đầu, anh trồng lúa nước, cà phê và tiêu như nhiều hộ dân khác ở địa phương.

Theo dõi trên tivi, sách, báo và trực tiếp đi tham quan vườn cây ăn trái ở các tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây ăn trái, năm 2017 anh Khánh quyết định phá bỏ 700 cây cà phê già cỗi, kém năng suất để trồng 500 cây quýt đường và 200 cây cam sành. Trong quá trình trồng các loại cây ăn trái này, anh luôn chú ý bảo đảm đủ nguồn nước tưới, chú ý khâu tỉa cành, làm cỏ, đặc biệt vườn cây của gia đình hiện sử dụng phân hữu cơ, nhằm đảm bảo an toàn và giúp cây sinh trưởng tốt.

Anh Khánh thu hoạch quýt đường.

Hiện nay, gia đình anh Khánh có 7 sào cam sành xen quýt đường, 1.500 cây cà phê và 1.500 trụ tiêu. Quýt đường và cam trồng sau 3 năm là cho thu hoạch. Trung bình 1 kg quýt đường anh bán ra thị trường có giá từ 15.000 – 20.000 đồng và cam có giá từ 18.000 – 25.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Chỉ riêng năm 2020, gia đình anh thu được 15 tấn quả, trong đó có 10 tấn quýt đường và 5 tấn cam sành, hơn 3 tấn cà phê và hơn 4 tấn tiêu, với tổng thu nhập hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn nuôi thêm gà, đào ao thả cá để cải thiện cuộc sống.

Nhờ mạnh dạn, chịu khó trong lao động, đến nay cuộc sống của gia đình anh Khánh đã dần ổn định, có vốn tích lũy và xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm các đồ dùng thiết yếu trong gia đình. Thành công từ mô hình trồng cây ăn trái của gia đình anh Khánh đã tiếp thêm động lực để người dân ở xã vùng sâu Cư Mốt có hướng đi mới nhằm thoát nghèo.

Nguyễn Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.