Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

10:38, 02/04/2023

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Mục tiêu của Kế hoạch là tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gen...

UBND tỉnh đã đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là sẽ đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài thuộc nhóm IA, ILA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước CITES.
Đồng thời, đảm bảo kiến nghị, khởi tố về tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt trên 90% và 100 % các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu…

Cán bộ kiểm lâm tuần tra tại Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Cán bộ kiểm lâm tuần tra tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. (Ảnh minh họa)

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đến năm 2030 trên phạm vi toàn tỉnh và với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo tồn, sử dụng hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài bị đe dọa, loài đặc hữu; loài ngoại lai xâm hại; nguồn gen...

Cụ thể, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành; hoàn thiện pháp luật và tăng cường phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật và mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước tại địa phương, không để hình thành chợ tự phát, điểm tập trung hoạt động buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt tại các địa bàn có rừng, tuyến giao thông kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Đồng thời, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là hoạt động mua bán, vận chuyển, nuôi, nhốt, giết mổ, săn bắt, bẫy động vật hoang dã, phá rừng, lấn chiếm rừng và công khai thông tin về kết quả xử lý để góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung…

Khánh Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.