Multimedia Đọc Báo in

Một xe ô tô con trượt bánh khi lưu thông qua cầu Hùng Vương

13:56, 25/05/2023

Một chiếc xe con khi lưu thông qua cầu gỗ trên đường Hùng Vương, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (thường gọi là cầu gỗ Hùng Vương) do trời mưa, mặt cầu trơn nên trượt bánh xuống mép cầu.

Thông tin từ người dân ở khu vực cầu Hùng Vương cho biết, khoảng 11 giờ 15, ngày 25/5, thời điểm này trời đang mưa, xe ô tô con màu đỏ, biển kiểm soát: 47A – 392.XX lưu thông trên trên đường Hùng Vương theo hướng từ Trần Quý Cáp – Hùng Vương, khi đi qua cầu gỗ bị trượt bánh xuống mép cầu. Hiện đang phải chờ xe cứu hộ đến kéo xe lên.

Xe con bị trượt bánh xuống mép cầu Hùng Vương.
Xe con bị trượt bánh xuống mép cầu Hùng Vương.

Quan sát hiện trường cho thấy, bánh trước phía bên buồng lái lọt xuống mép cầu, bánh trước phía bên phải nằm sát vị trí lỗ hổng ở giữa mặt cầu. Có thể, quá trình lưu thông, do tài xế né vị trí hổng giữa mặt cầu nên không may bị trượt bánh ở mép lan can.

Các thanh gỗ trên mặt cầu Hùng Vương bị văng ra, tạo thành lỗ hổng.
Các thanh gỗ trên mặt cầu Hùng Vương bị văng ra, tạo thành lỗ hổng.

Cầu gỗ trên đường Hùng Vương hiện đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, lan can cầu hai bên không còn, mặt giữa các thanh gỗ mục rỗng, tạo thành lỗ hổng. Hầu hết người điều khiển phương tiện phải lách tay lái để tránh lọt bánh lỗ hổng này. Tuy nhiên, do cầu không còn lan can nên việc né lỗ hổng giữa cầu là cực kỳ nguy hiểm, rất dễ lao xe xuống suối.

Trong những ngày qua, một số phương tiện khi lưu thông qua cầu Hùng Vương bị lọt bánh ở vị trí mặt cầu bị hư hỏng, nhiều người dân phải ra hỗ trợ để đưa xe lên. Trường hợp trên do bánh xe lọt sâu xuống mép cầu nên phải gọi xe cứu hộ giao thông.

Trước đó, Báo Đắk Lắk đã có bài viết “Ám ảnh qua cầu mục rỗng trong thành phố” phản ánh thực trạng xuống cấp, hư hỏng trầm trọng trên cầu Hùng Vương, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.