Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ triển khai dự án đường bộ cao tốc

20:54, 07/03/2024

Trong 2 ngày 6 và 7/3, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1 trên địa bàn xã Cư Elang (huyện Ea Kar).

Tại buổi cưỡng chế, cơ quan chức năng huyện Ea Kar đã công bố 3 Quyết định của huyện Ea Kar về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1 trên địa bàn xã Cư Elang đối với 3 hộ tại thôn 6B (xã Cư Elang) gồm: Quyết định số 35, ngày 15/12/2023 cưỡng chế thu hồi 8.192,7 m2 đất của hộ ông Nguyễn Văn Hôm và bà Huỳnh Thị Thúy; Quyết định số 02, ngày 20/2/2024 cưỡng chế thu hồi 418,5 m2 đất của hộ ông Triệu Hữu Hiện và bà Trương Thị Nhàn; Quyết định số 03, ngày 20/2/2024 cưỡng chế thu hồi 300,6 m2 đất của hộ ông Hoàng Văn Toán và bà Hồ Thị Xuân.

Đây là 3 hộ chưa chấp hành quyết định thu hồi đất, chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng với lý do không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...

bcvb
Lực lượng chức năng huyện Ea Kar tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ ở thôn 6B, xã Cư Elang theo quy định.

Lực lượng chức năng huyện Ea Kar đã hoàn thành việc cưỡng chế thu hồi diện tích đất theo đúng quy định, đảm bảo an ninh trật tự.

Trước khi tổ chức cưỡng chế bắt buộc, UBND huyện Ea Kar và UBND xã Cư Elang đã có nhiều buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp để giải thích các chính sách hỗ trợ đối với từng hộ gia đình, cá nhân chưa đồng thuận và yêu cầu các gia đình, cá nhân tự giác chấp hành bàn giao mặt bằng nhằm bảo đảm thi công dự án theo đúng tiến độ đề ra.

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn huyện Ea Kar có chiều dài tuyến 13,5 km; tổng diện tích đất phải thu hồi là 104,5 ha. Trong đó, thu hồi khoảng 84 ha đất thực hiện dự án thành phần 3 trên địa bàn xã Cư Elang và 20,7ha đất thực hiện dự án thành phần 2 trên địa bàn xã Cư Bông và Cư Elang.

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung thực hiện dự án, 134 hộ dân nằm trong diện giải tỏa đã đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.