Multimedia Đọc Báo in

Cưỡng chế thu hồi đất bị lấn chiếm trái pháp luật tại huyện Ea Súp

18:59, 14/04/2024

Huyện Ea Súp đã cưỡng chế thu hồi 77.301 m2 đất bị người dân chiếm trái pháp luật tại xã Ia Lốp và xã Ia Rvê. 

Cụ thể, UBND huyện Ea Súp đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với bà Nguyễn Thị Thay (có hành vi chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất với diện tích hơn 20.007 m2 tại thôn Thạnh phú, xã Ia Lốp) và ông Lê Xuân Hùng (có hành vi chiếm gần 57.294 m2 đất, trong đó, có hơn 21.906 m2 đất rừng sản xuất và gần 35.388 m2 đất đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại thôn 7, xã Ia Rvê).

Đại diện các cơ quan chức năng cắm mốc xác định ranh giới đất đã cưỡng chế thu hồi (ảnh: Hải Vân)
Đại diện các cơ quan chức năng cắm mốc xác định ranh giới đất đã cưỡng chế thu hồi. (Ảnh: Hải Vân)

Chính quyền địa phương đã nhiều lần đến tuyên truyền, vận động, thuyết phục hai hộ dân trả lại đất, nhưng không nhận được sự đồng tình, do đó, UBND huyện áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hối đất.

Đối với diện tích đất này, lực lượng chức năng đã cắt bỏ các loại cây trồng cưỡng chế thu hồi, trả lại hiện trạng ban đầu. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường phối hợp với địa chính hai xã và các lực lượng chức năng tiến hành đo đạc, cắm mốc xác minh ranh giới đất cưỡng chế thu hồi, lập biên bản bàn giao lại cho hai xã Ia Lốp và Ia Rvê quản lý.

Ngoài các trường hợp bị cưỡng chế thu hồi, tại xã Ia Lốp có 2 hộ dân khác chiếm đất trái phép với tổng diện tích 82.979 m2, xã Ia Rvê có 5 hộ chiếm 188.168 m2. Tuy nhiên, sau khi được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân đã đồng ý tự trả lại đất và nhận hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.