Multimedia Đọc Báo in

"Mùa vàng" huyện Lắk

17:49, 09/05/2023

Những ngày đầu tháng 5 dương lịch, các cánh đồng lúa rộng bát ngát trên địa bàn huyện Lắk bắt đầu chín rộ. Nhìn từ trên cao, màu vàng của lúa chín tạo nên một bức tranh đầy màu sắc.

Huyện Lắk là một trong những địa phương trồng lúa nhiều của tỉnh, với 5.594 ha lúa nước vụ Đông Xuân 2022 - 2023; trong đó các địa phương trồng nhiều lúa là: xã Buôn Triết: 2.156 ha, Đắk Liêng: 1.030 ha, Buôn Tría: 908 ha, Yang Tao: 435 ha, Ea R'bin: 265 ha, Đắk Nuê: 234 ha...

1
Mỗi khi mùa vụ đến, lúa chín vàng trên những thửa ruộng giúp tô điểm cho bức tranh đồng quê huyện Lắk thêm sinh động. Nhìn từ trên cao, màu vàng của lúa chín tạo nên cảnh sắc ấn tượng.

 

1
Những bông lúa vàng óng, trĩu quả, báo hiệu một vụ mùa bội thu.

 

1
Trên các cánh đồng, nhiều thửa ruộng đã chín vàng, bà con nông dân đang tiến hành thu hoạch lúa.

 

1
Nhiều năm trở lại đây, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đã giúp cho công việc của người nông dân mỗi khi đến mùa thu hoạch lúa nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. 

 

1
Mùa gặt cũng là thời điểm để những thanh niên kiếm thêm thu nhập từ nghề vác lúa thuê. Mỗi một bao lúa được vác từ ruộng chất lên xe được chủ ruộng trả công 3.000 đồng. Và được trả thêm 2.000 đồng/bao lúa khi đưa từ trên xe xuống sân nhà.

 

1
Chuyến xe đầy ắp lúa...

 

1
... chở thành quả lao động sau một mùa vụ từ ruộng về nhà.

 

1
Trên đường làng, chuyến xe đầy ắp lúa chở niềm vui cho người nông dân sau một vụ mùa vất vả với ruộng đồng.

 

1
Lúa sau khi chở về nhà, người nông dân lại phơi phóng cho khô, khi bán sẽ được giá hơn.

 

1
Bà Ôn Thị Sự (thôn Đoàn Kết 1, xã Buôn Triết) cho hay, năm nay gia đình bà trồng hơn 1 ha lúa, thu hoạch được 9 tấn.

 

1
Vụ mùa năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Tâm (thôn Đoàn Kết 1, xã Buôn Triết) gieo trồng hơn 2 ha lúa nước. Thời tiết khá thuận lợi, năng suất đạt 8 - 9 tấn/ha, gia đình bà bán đi 2/3 số thóc thu hoạch được, còn lại để ăn.

 

1
Nhiều hộ dân không muốn phơi lúa sẽ được thương lái tới tận ruộng mua với giá khoảng 7.500 đồng/kg, chở về các tỉnh miền Tây tiêu thụ.

 

1
Rơm thì được người dân cuộn thành từng cục phơi khô đem về cho trâu, bò ăn hoặc bán cho người dân trồng nấm, cà phê...

 

q
Một số người nông dân sẽ không bán rơm mà đợi khô rồi đốt trên thửa ruộng, bởi theo họ, tro tàn của những cọng rơm, gốc rạ sẽ giúp cải tạo đất cho chính thửa ruộng của mình.

 

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.