Multimedia Đọc Báo in

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng xanh

09:59, 14/07/2024

Nỗ lực tìm kiếm các mô hình mới phát triển kinh tế tại địa phương, năm 2022, Hợp tác xã nấm dược liệu Chư Yang Sin (huyện Krông Bông) đã thuê 1 ha rừng keo ở xã Cư Kty để trồng nấm linh chi đỏ.

Với sự hỗ trợ công nghệ và chuyển giao kỹ thuật từ Viện Công nghệ sinh học và môi trường (Trường Đại học Tây Nguyên), hợp tác xã đã gặt hái những thành công bước đầu khi những cây nấm linh chi đỏ sinh trưởng, phát triển tốt dưới tán keo xanh, cho sản phẩm chất lượng. Là một loại thảo dược quý, để trồng được nấm linh chi đỏ, người trồng cần tuân thủ rất nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc...

Những cây keo hơn 4 năm tuổi được thu hoạch và cắt thành khúc 10 - 15 cm để làm giá thể cho nấm phát triển.
Giá thể được cho vào túi ni lông cùng bông gòn nhằm ngăn ngừa thoát hơi nước, ngăn vi khuẩn thâm nhập từ bên ngoài.
Sau đó được vào lò hấp. Mỗi lần hấp được từ 1.100 - 1.300 túi.
Dùng máy để đóng các ổ khóa, bịt kín lò trước khi tiến hành hấp.
Sau quá trình hấp với nhiệt độ từ 105oC, hạ dần về 95oC trong khoảng 1.100 phút liên tục và để nguội trong một ngày, túi có thân cây keo sẽ vào quy trình quan trọng nhất là cấy nấm.
Hạt giống linh chi đỏ phát triển tốt khi hình thành nên những sợi tơ trắng bao bọc hơn 90% trong bình trữ.
Việc cấy nấm phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã khử khuẩn. Trong ảnh: Những hạt giống linh chi đỏ được cấy phôi thành công lên thân cây keo.
Các phôi nấm sẽ được ủ hơn 1 tháng để hạt giống nấm bám và hấp thu chất dinh dưỡng từ thân cây. Sau đó sẽ được đem trồng dưới tán rừng keo. Trong ảnh: Hệ thống tưới tự động chăm sóc vườn nấm linh chi 2 tháng tuổi.
Những cây nấm linh chi sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng keo.
Huyện Krông Bông hiện có khoảng 4.500 ha cây keo, rất tiềm năng để nhân rộng, phát triển mô hình, giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững...

Nguyễn Gia (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc