Multimedia Đọc Báo in

WHO khuyến nghị cách tiếp cận toàn cầu, sử dụng vắc xin hợp lý để ngừa COVID-19

19:02, 14/08/2021

Ngày 13-8, trong một thông báo của mình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới đang rất nguy hiểm, các quốc gia cần nỗ lực để đạt được cách tiếp cận toàn cầu đối với đại dịch. 

Theo đó, trước hết các quốc gia cần khẩn trương thực hiện lời kêu gọi sử dụng hợp lý vắc xin. Khoảng 3 tỷ liều vắc xin đã được phân phối trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 90 triệu liều trong số đó thông qua chương trình COVAX. Trong khi đó, 60 quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào chương trình này để có vắc xin.

Vắc xin COVID-19 Abdala của Cuba. (Ảnh: CGBC/VOV)
Vắc xin COVID-19 Abdala của Cuba. Ảnh: CGBC/VOV

WHO tiếp tục kêu gọi thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho dân số toàn thế giới ít nhất 10% vào tháng 9 và 40% vào cuối năm 2021. Điều này có thể đạt được bằng cách khẩn cấp cho phép sử dụng ở các quốc gia tất cả 11 loại vắc xin đã được WHO phê duyệt, tạo cơ chế đặc biệt để tiếp cận nhanh chóng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để các nước đang phát triển sản xuất vắc xin trên lãnh thổ của họ.

WHO cho rằng hướng quan trọng tiếp theo là các nước phải làm cho người dân tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh - đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách xã hội. Các nước trên thế giới cần khôi phục niềm tin của dân chúng và khiến mọi người nhận ra rằng họ là một trong những thành trì chống lại dịch COVID-19. Điều này sẽ giúp họ có thêm sức mạnh để tiếp tục áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát đại dịch.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.