Multimedia Đọc Báo in

Họp báo công bố Giải Futsal HDBank Sinh viên khu vực Tây Nguyên 2023

10:54, 29/05/2023

Tham dự buổi họp báo có Trưởng Ban tổ chức giải Phạm Thanh Sang;  phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí và đại diện các đội bóng dự giải.

Trưởng Ban tổ chức giải Phạm Thanh Đang phát biểu tại buổi họp báo.
Trưởng Ban tổ chức giải Phạm Thanh Sang phát biểu tại buổi họp báo.

Giải Futsal HDBank Sinh viên khu vực Tây Nguyên 2023, do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 30/5/2023 đến 11/6/2023 tại TP.Buôn Ma Thuột, có sự tham dự của 9 đội bóng, gồm: Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, Trường Đại học  Luật Hà Nội - Phân hiệu tại Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên, Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên, Trường  Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk, Trường Đại học Đà Lạt và Trường  Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.

Giải thi đấu theo luật Futsal của FIFA và quy chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cùng sự điều hành của các trọng tài quốc gia. Các đội bóng chia làm 2 bảng (bảng A: 5 đội, bảng B: 4 đội) thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Chọn các đội xếp thứ nhất và thứ nhì tại mỗi bảng thi đấu bán kết, chung kết.

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Sự kiện giải Futsal Sinh Viên khu vực Tây Nguyên 2023 khởi tranh sẽ chính thức đánh dấu lần đầu tiên giải Futsal Sinh viên được tổ chức theo khu vực hướng tới mục tiêu tạo ra sân chơi Futsal toàn quốc cho sinh viên, cho giới trẻ, và quảng bá sâu hơn nữa bộ môn Futsal. Với sự thay đổi mang tính đột phá nâng tầm giải đấu futsal cho giới trẻ, Ban Tổ chức mong muốn sẽ góp phần thúc đẩy phong trào thể thao nói chung và bóng đá Futsal nói riêng, trên hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc và thông qua giải đấu của sinh viên, quảng bá ngày càng rộng rãi tới công chúng cả nước về phong trào bóng đá trong nhà.

Đăng Triều 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.