Multimedia Đọc Báo in

Nhiều VĐV hàng đầu Việt Nam tranh đua trên đường chạy ven biển Vũng Tàu

16:34, 09/08/2023

Nhiều chân chạy đường dài hàng đầu Việt Nam đã đăng ký thi đấu ở các cự ly 21 km và 10 km: Hoàng Nguyên Thanh, Nguyễn Đăng Khoa, Lê Văn Tuấn, nữ VĐV Phạm Thị Hồng Lệ.

Đến thời điểm này, đã có 475 VĐV đăng ký ở đường chạy 21 km và 10 km, cùng 800 VĐV đăng ký thi đấu ở các cự ly hệ phong trào của Giải Việt dã Báo Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ 24.

Nhà vô địch SEA Games Hoàng Nguyên Thanh.
Nhà vô địch SEA Games Hoàng Nguyên Thanh.

Nhiều chân chạy đường dài hàng đầu Việt Nam đã đăng ký thi đấu ở các cự ly 21 km và 10 km. Trong đó, có Hoàng Nguyên Thanh, nhà vô địch SEA Games 31, VĐV chạy đường dài được đánh giá cao nhất Việt Nam vài năm qua; nữ VĐV Phạm Thị Hồng Lệ, từng giành 1 HCV, 4 HCB và 2 HCĐ SEA Games; Nguyễn Đăng Khoa từng vô địch nhiều giải trong nước, gần nhất là giải chạy đêm TP. Hồ Chí Minh; “ông già gân” Lê Văn Tuấn, 39 tuổi, từng giành huy chương Đồng SEA Games, vô địch nhiều giải đấu lớn tại Việt Nam…  

VĐV Phạm Thị Hồng Lệ giành HCV SEA Games 31 cự ly chạy 10.000m. Ảnh:TTXVN
VĐV Phạm Thị Hồng Lệ giành HCV SEA Games 31 cự ly chạy 10.000 m. Ảnh:TTXVN

Các VĐV mua BIP (500 ngàn đồng/cự ly 21 km và 400 ngàn đồng/cự ly 10 km) sẽ được nhận bộ Race Kit với nhiều quà tặng: số BIB, chiptiming đo thành tích, áo thun và túi. Khi hoàn thành đường chạy, các VĐV sẽ được tặng kỷ niệm chương (Finishser Medal).

Đường chạy Marathon 21 km là nội dung thi đấu mới của Giải Việt dã lần thứ 24 xuất phát trước Nhà Truyền thống Cách mạng TP. Vũng Tàu (số 01 Bacu), thi đấu theo lộ trình: Quang Trung - Trần Phú - Hạ Long - Thùy Vân; điểm quay đầu 1 trước hẻm 258 Trần Phú, điểm quay đầu 2 trước Công viên Cột cờ Bãi Sau; đích đến trước Nhà Truyền thống Cách mạng TP. Vũng Tàu (có sơ đồ kèm theo).

Giải Việt dã Báo Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ 24 chính thức khai mạc vào 6 gờ sáng thứ Bảy, ngày 26/8/2023.

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.