Multimedia Đọc Báo in

Mưa lớn gây sạt lở đường liên xã Nam Ka – Ea R'bin

19:14, 06/09/2021

Chiều 6-9, lãnh đạo UBND huyện Lắk và các phòng, ban chuyên môn đã đi kiểm tra hiện trường vụ sạt lở tại tuyến đường liên xã Nam Ka – Ea R'bin.

Trước đó, vào ngày 4-9, trên địa bàn xã Nam Ka có mưa lớn dẫn đến sạt lở tại tuyến đường liên xã Nam Ka – Ea Rbin (thuộc địa bàn xã Nam Ka quản lý). Tình trạng sạt lở khá nghiêm trọng từ bờ sông Krông Nô đến sát mép đường bê tông; vị trí sạt lở tại Km 08 đường liên xã Nam Ka đi Ea R'bin (thuộc địa phận buôn Krái, cách UBND xã Nam Ka khoảng 8 km), chiều dài phần sạt lở khoảng 20 m, bề rộng khoảng 15 m (tính từ mép đường bê tông ra đến sông Krông Nô).

Mưa lớn khiến tuyến đường liên xã Nam Ka- Ea Rbin bị sạt lở.
Mưa lớn khiến tuyến đường liên xã Nam Ka - Ea R'bin bị sạt lở.

Hiện trạng tại khu vực sạt lở rất nguy hiểm khi toàn bộ đất đá, cây trồng đã bị sạt xuống sông, một phần nền của đường bê tông đã bị xói mòn vào trong Nếu không được xử lý kịp thời thì phần đường bê tông sẽ bị đứt gãy, ngăn cách giao thông đi lại tại khu vực này.

Sau khi ghi nhận sự việc, UBND xã Nam Ka đã cắt cử lực lượng công an xã, dân quân canh gác, cắm biển báo sạt lở, phân luồng giao thông. Đồng thời, báo cáo UBND huyện Lắk, các phòng chuyên môn kiểm tra hiện trường và hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố.

Lãnh đạo UBND huyện Lắk kiểm tra hiện trường vụ sạt lở đất tại xã Nam Ka.
Lãnh đạo UBND huyện Lắk kiểm tra hiện trường vụ sạt lở đất tại xã Nam Ka.

Sau khi kiểm tra thực tế việc sạt lở, ông Võ Thành Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk đã chỉ đạo UBND xã Nam Ka cắt cử người canh gác, lập rào cấm các phương tiện có trọng tải lớn qua lại nhằm đảm bảo an toàn; ngay trong sáng ngày 7-9 phải khẩn trương làm đường tránh để người dân, phương tiện đi lại. Đồng thời, UBND huyện Lắk sẽ có báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết sự việc…

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.