Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

15:01, 23/12/2021

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. 

Năm 2021, ngành Tuyên giáo đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, khắc phục khó khăn, đổi mới phương thức, triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác, đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Ngành Tuyên giáo đã chủ động tham mưu cấp ủy tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bằng hình thức trực tuyến, nhờ vậy Nghị quyết được truyền đạt đến cán bộ, đảng viên sớm và nhanh nhất . 

th
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo hội nghị (ảnh chụp qua màn hình)

Bên cạnh đó, ngành Tuyên giáo đã thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội, kịp thời định hướng dư luận, phản ánh cho các cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề phát sinh, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Toàn ngành cũng đã tham mưu cấp ủy tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác.

Trong thời điểm dịch COVID -19 bùng phát, ngành tuyên giáo đã thể hiện rõ vai trò mũi nhọn trong công tác phòng, chống dịch, thường xuyên nắm bắt tình hình dịch bệnh, tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để tham mưu cấp ủy các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch.

Trong năm 2022, toàn ngành Tuyên giáo tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: Tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Cùng với đó, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái; triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại, báo chí - xuất bản, văn hóa, văn nghệ, dư luận xã hội. Tiếp tục đổi mới, đưa công tác khoa giáo gắn sát với thực tiễn và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đơn vị; tăng cường phối hợp, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

th
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, toàn ngành tuyên giáo cần tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng; đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, hằng ngày của mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, qua đó giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống; chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo, định hướng, kịp thời chấn chỉnh hoạt động báo chí - xuất bản với phương châm “chủ động thông tin tích cực”; phát huy vai trò của báo chí trong tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động nắm chắc tình hình diễn biến của dịch COVID-19, tham mưu cho các cấp ủy chủ trương, giải pháp hiệu quả để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh…

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.