Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh Đoàn Đồng Nai đã tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới” tại Đắk Lắk

20:00, 11/03/2022

Ngày 11/3, tại xã Ia lốp (huyện Ea Súp), Tỉnh Đoàn Đồng Nai đã tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới” năm 2022. 

Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực như: Trao tặng 50 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trị giá 25 triệu đồng; Thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ và trao tặng 1 Loa di động, 100 chai gel rửa tay khô (loại 500ml) trị giá 15 triệu đồng cho đội công tác của Đồn Biên phòng Ea H’leo đang đóng chốt tại Trạm xá Quân dân y.

Đại diện Tỉnh Đoàn Đồng Nai tặng quà người dân khó khăn
Đại diện Tỉnh Đoàn Đồng Nai tặng quà người dân khó khăn.

Dịp này, Tỉnh Đoàn Đồng Nai cũng đã tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Tỉnh Đoàn Đắk Lắk.

Được biết, ngoài tỉnh Đắk Lắk, chương trình “Tháng ba biên giới” năm 2022 còn được Tỉnh Đoàn Đồng Nai tổ chức tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với các hoạt động như: Thực hiện công trình thanh niên Thắp sáng đường quê; tham gia dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm đường tuần tra và cột mốc biên giới; thăm, tặng quà Đồn biên phòng; tặng quà cho người dân và học sinh khó khăn khu vực biên giới…

Tặng quà cho đội công tác của Đồn Biên phòng Ea H’leo
Tặng quà cho đội công tác của Đồn Biên phòng Ea H’leo.

Đây là hoạt động thường niên, nhằm thể hiện tình cảm của đoàn viên, thanh niên dành cho đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống và thực hiện nhiệm vụ nơi biên giới Tổ quốc. Đồng thời bồi đắp lòng yêu nước, tình yêu quê hương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ và huy động các nguồn lực xã hội trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại vùng biên. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn các đơn vị chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, qua đó triển khai tốt hơn các phong trào Đoàn – hội tại địa phương. 

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.