Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện nhiều điểm đấu nối trái phép trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh

21:26, 29/03/2023

Ngày 28/3, UBND tỉnh có Công văn số 2484/UBND-CN về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện: Ea H’leo, Krông Búk, Krông Pắc, Ea Kar, M’Drắk và TP. Buôn Ma Thuột khẩn trương xem xét, tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo đề nghị của Khu Quản lý đường bộ III. Đồng thời phối hợp với Khu Quản lý đường bộ III, các đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi buôn bán diễn ra thường xuyên trên tuyến Quốc lộ 26 đoạn qua huyện Krông Pắc.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi buôn bán diễn ra thường xuyên trên tuyến Quốc lộ 26 đoạn qua huyện Krông Pắc. Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của Văn phòng Quản lý đường bộ III.5, trong thời gian qua đã phối hợp xử lý một số vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm chưa được xử lý triệt để, gây mất an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ. Cụ thể, đoạn tuyến qua địa bàn các huyện: Ea H’Leo, Krông Búk, Krông Pắc, M’Drắk, Ea Kar các cá nhân, tổ chức tự ý san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ trên tuyến Quốc lộ 26, đường Hồ Chí Minh để làm khu vực kinh doanh, buôn bán và đấu nối trái phép vào đường chính.

Bên cạnh đó, một số Ban quản lý dự án các địa phương mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 26; xây dựng kè, san lấp, đấu nối làm khu trung tâm hành chính huyện khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.