Multimedia Đọc Báo in

Sở NN-PTNT và TP. Buôn Ma Thuột dẫn đầu Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

10:10, 09/07/2023

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công bố và xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước (DTI) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022.

Theo đó, DTI cấp sở được đánh giá dựa trên 2 nhóm (chỉ số nền tảng chung; nhóm chỉ số hoạt động); với 6 chỉ số chính (gồm: Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Hoạt động chính quyền số), 41 chỉ số thành phần, tính theo thang điểm 1.000.

DTI cấp huyện được đánh giá dựa trên 2 nhóm (chỉ số nền tảng chung; nhóm chỉ số hoạt động), có 8 chỉ số chính (Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Hoạt động chính quyền số; Hoạt động kinh tế số; Hoạt động xã hội số), 65 chỉ số thành phần, tính theo thang điểm 1.000.

Người dân lấy số thứ tự tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Krông Năng. (Ảnh minh họa)
Người dân lấy số thứ tự tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Krông Năng. (Ảnh minh họa)

Qua đánh giá xếp hạng, về DTI cấp sở, dẫn đầu là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 0,81979 điểm; tiếp đó là Sở Tư pháp xếp vị trí thứ hai với 0,81735 điểm; sở Công Thương xếp thứ ba với 0,79511 điểm. Xếp cuối bảng lần lượt là các sở, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường (0,67884 điểm); Thanh tra tỉnh (0,67374 điểm); Sở Giao thông vận tải (0,64125 điểm).

Về DTI cấp huyện, UBND TP. Buôn Ma Thuột đứng đầu với 0,82369 điểm; xếp thứ hai là UBND huyện Ea H’leo với 0,79303 điểm; vị trí thứ ba thuộc về UBND huyện Krông Pắc với 0,73937 điểm. Đứng cuối bảng lần lượt là UBND các huyện: Krông Bông (0,52774 điểm), Cư M’gar (0,52293 điểm), Ea Súp (0,52187 điểm).

Việc xếp hạng DTI là cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển, chuyển đổi số của tỉnh; từ đó tạo điều kiện để các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố theo dõi chỉ số, các tiêu chí thành phần về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị; đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu chung của tỉnh.

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.