Multimedia Đọc Báo in

Tuyên truyền biển, đảo cho Báo Đắk Lắk và Trường Đại học Tây Nguyên

11:04, 22/03/2024

Sáng 22/3, Báo Đắk Lắk, Trường Đại học Tây Nguyên và Học viện Hải quân phối hợp tổ chức tuyên truyền biển, đảo năm 2024.

Dự vào báo cáo tuyên truyền có Đại tá Nguyễn Văn Tôn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Hải quân cùng hơn 220 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên Báo Đắk Lắk và cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu đã được thông tin về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; giới thiệu về truyền thống, kết quả giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện Hải quân; công tác thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng, Học viện Hải quân trong tình hình mới…

Việt Nam là Quốc gia nằm ven Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam; hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán rộng hơn 1 triệu km2. Nước ta có 28/63 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm khoảng 42% diện tích đất liền và khoảng 45% dân số cả nước.

Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

Đại tá Nguyễn Văn Tôn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo.
Đại tá Nguyễn Văn Tôn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam được đầu tư xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã vượt qua hiểm nguy, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; lập nhiều chiến công xuất sắc, xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng”.

Quỳnh Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.