Multimedia Đọc Báo in

Phát huy nguồn lực kiều bào, góp phần phát triển tỉnh Đắk Lắk

11:14, 10/07/2024

Sáng 10/7, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ Bảy, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Đắk Lắk hiện có khoảng 9.500 kiều bào đang sinh sống, lao động, học tập ở 46 quốc và vùng lãnh thổ. Từ đầu năm đến nay, song song với việc chú trọng tuyên truyền, quảng bá những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những kết quả trong hoạt đối ngoại của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng, Hội đã kết nối, thông qua thân nhân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, vận động kiều bào hướng về quê hương đất nước, đóng góp trí tuệ, nguồn lực xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp.

Để gắn kết kiều bào với quê hương, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hội phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Xuân Quê hương đầm ấm, vui tươi, thắm tình quê hương cho gần 100 kiều bào tham dự.

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Bên cạnh đó, Hội quan tâm làm tốt công tác củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội. Hiện toàn tỉnh có 11 hội cấp huyện, thành phố, thị xã, bảo đảm sinh hoạt định kỳ theo đúng Điều lệ Hội.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hội tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Đề án “Phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài góp phần phát triển tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2023 - 2027” của UBND tỉnh; tuyên truyền, vận động kiều bào thành lập các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, để kiều bào trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.