Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Thực hiện thí điểm mô hình “Ngày không hẹn” trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai

11:10, 20/04/2024

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với các TTHC công, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Bông đã triển khai thực thí điểm  mô hình “Ngày không hẹn” trong giải quyết TTHC về đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện.

Theo đó, mô hình “Ngày không hẹn” nhằm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC ngay trong ngày cho hộ gia đình, cá nhân đối với 1 TTHC (là xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Bông.

Mô hình “Ngày không hẹn” được áp dụng vào ngày thứ sáu hàng tuần. Khi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ có thành phần và nội dung đúng theo quy định sẽ được tiếp nhận và giải quyết trong ngày. 

Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Krông Bông.
Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Krông Bông.

Ưu điểm của mô hình này là người dân được rút ngắn thời gian trả kết quả so với quy định của cơ quan có thẩm quyền (rút ngắn hơn 3 ngày làm việc so với quy định) và không để công dân phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều lần. Vì vậy mô hình sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện TTHC. Đồng thời tăng cường niềm tin, sự chia sẻ của công dân đối với cơ quan nhà nước khi thực hiện các TTHC.

Bên cạnh đó, mô hình còn góp phần nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của viên chức, người lao động được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân.

Mô hình được áp dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.