Multimedia Đọc Báo in

Hội LHPN huyện Cư M'gar triển khai xây dựng 3.000 mô hình "Vườn rau hạnh phúc"

15:25, 09/01/2022

Ngày 8/1, tại xã Ea Tul, Hội LHPN huyện Cư M'gar tổ chức Lễ phát động triển khai mô hình "Vườn rau hạnh phúc".

Tại buổi lễ, đại diện Hội LHPN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã ký cam kết triển khai thực hiện các mô hình tại địa bàn. Theo đó, các đơn vị sẽ tuyên truyền phổ biến cho hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số những kiến thức cơ bản về cách lựa chọn trồng những loại rau, củ, quả phù hợp với thời tiết khí hậu của từng mùa vụ, vùng miền; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn trồng rau an toàn, chế biến thực phẩm sạch cho các chị em... Qua đó hỗ trợ hội viên, phụ nữ trên địa bàn xây dựng 3.000 mô hình "Vườn rau hạnh phúc".

Các đơn vị ký cam kết thực hiện
Các đơn vị ký cam kết triển khai thực hiện mô hình "Vườn rau hạnh phúc".

Đây là hoạt động thiết thực giúp gia đình hội viên phụ nữ, đặc biệt là hộ phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương biết tận dụng diện tích đất trống để trồng rau làm nguồn thực phẩm tại chỗ, đủ chất dinh dưỡng; góp phần nâng cao kiến thức cho chị em về sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm an toàn, cải thiện bữa ăn của gia đình; đồng thời cung ứng ra thị trường, tăng thu nhập.

Trao tặng
Trao tặng hạt giống rau, củ cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.

Dịp này, Hội LHPN huyện Cư M'gar đã trao tặng 4.000 túi hạt giống cho Hội Phụ nữ các xã, thị trấn để hỗ trợ chị em xây dựng mô hình; Công ty Phân bón sinh học Nam Long hỗ trợ sản phẩm phân bón hữu cơ cho các mô hình "Vườn rau hạnh phúc" với tổng diện tích 20.000 m2

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu, cán bộ, hội viên phụ nữ đã tham quan một số mô hình "Vườn rau hạnh phúc", mô hình sinh kế của hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại buôn Săh B, xã Ea Tul.

Cán bộ Hội LHPN huyện Cư Mgar hướng dẫn hội viên phụ nữ
Cán bộ Hội LHPN huyện Cư M'gar hướng dẫn hội viên phụ nữ xây dựng mô hình "Vườn rau hạnh phúc" tại gia đình.

Đây là hoạt động cụ thể hoá cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ phụ nữ dân tộc thiểu số", chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Vân Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.