Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương rà soát việc cấp phép, cho phép khai thác khoáng sản

15:35, 24/09/2022

UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương rà soát việc cấp phép, cho phép khai thác khoáng sản nói chung, đất san lấp nói riêng không đúng thẩm quyền (nếu có), tổ chức thu hồi ngay các văn bản cho phép khai thác không đúng thẩm quyền theo quy định.

Cùng với đó, các sở, ngành chức năng và địa phương thực hiện nghiêm các quy định về quản lý cát sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đóng cửa mỏ đối với các điểm mỏ đã hết hạn khai thác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, chỉ đạo nhà thầu, đơn vị thi công các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư trước khi khai thác, sử dụng khoáng sản để sử dụng cho xây dựng công trình đó phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân tỉnh và nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định…

Được biết, thời gian qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; khai thác, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng không đăng ký khai thác và nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vẫn còn diễn ra, chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để; đặc biệt là khai thác đất san lấp.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.