Multimedia Đọc Báo in

Bế mạc Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

05:55, 13/03/2023

Chiều 12/3, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam đã diễn ra Lễ bế mạc Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.

Hội thi diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10/3 – 12/3), với sự tham gia của 53 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kum Tum. Hội thi đã nhận được 48 sản phẩm độc đáo, khắc họa đậm nét đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự buổi lễ bế mạc hội thi.
Các đại biểu tham dự buổi lễ bế mạc hội thi.

Theo đánh giá của Ban tổ chức hội thi, các nghệ nhân đã thể hiện được tài năng, sức sáng tạo, có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, ngoài việc đạt các được yêu cầu, tiêu chí của hội thi, nhiều nghệ nhân với sự chuyên nghiệp của mình đã làm nên nhiều tác phẩm mới lạ, tính thẩm mỹ cao.

nghệ nhân Phạm Văn Roàn (tỉnh Đắk Nông) đạt giải Nhất với tác phẩm “Sung túc).
Nghệ nhân Phạm Văn Roàn (tỉnh Đắk Nông) đoạt giải Nhất với tác phẩm “Sung túc".

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao Giấy chứng nhận hội thi cho các đơn vị tham gia và trao Bằng khen cho các nghệ nhân đạt giải. Cụ thể, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho nghệ nhân Phạm Văn Roàn (tỉnh Đắk Nông) đoạt giải Nhất với tác phẩm “Sung túc"; giải Nhì thuộc về nghệ nhân Vũ Văn Diễn (tỉnh Đắk Nông) với tác phẩm “Cà phê Việt vươn xa” và nghệ nhân Lê Văn Thời (tỉnh Đắk Lắk) với tác phẩm “Lễ hội Tây Nguyên”.

Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Giấy khen cho 3 nghệ nhân đạt giải Ba và 5 nghệ nhân đạt giải Khuyến khích. Công ty Cổ phần Du lịch cộng đồng Kotam cũng tặng Giấy khen cho 15 nghệ nhân tham gia hội thi.  

Phát biểu bế mạc hội thi, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng đã ghi nhận, đánh giá cao chất lượng Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê năm 2023. Hội thi đã lan tỏa được tinh thần sôi nổi, tích cực, ý tưởng, sáng tạo của các nghệ nhân, tạo hiệu ứng tích cực trong việc giữ gìn bảo tồn và phát huy văn hóa, nghệ thuật của con người Tây Nguyên. Đồng chí đề nghị các nghệ nhân tiếp tục phát huy tài năng, truyền dạy, bồi dưỡng lớp trẻ để tiếp tục phát triển văn hóa, thủ công mỹ nghệ của Tây Nguyên nói chung và Việt Nam nói chung.

Một số hình ảnh tại hội thi:

Du khách chiêm ngưỡng các tác phẩm tại hội thi.
Du khách chiêm ngưỡng các tác phẩm tại hội thi.
Tác phẩm Lễ hội Tây Nguyên đoạt giải Nhì trong hội thi.
Tác phẩm "Lễ hội Tây Nguyên" của nghệ nhân Lê Văn Thời (tỉnh Đắk Lắk) đoạt giải Nhì trong hội thi.

Tác phẩm “Cà phê Việt vươn xa” và nghệ nhân Vũ Văn Diễn (tỉnh Đắk Nông) đoạt giải Nhì hội thi. 

Phạm V
 Khách du lịch thích thú với tác phẩm “Sung túc" của nghệ nhân Phạm Văn Roàn (tỉnh Đắk Nông) đoạt giải Nhất hội thi.  

 

 

Phương Thảo

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.