Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2025 các buôn đồng bào dân tộc thiểu số đều có đội chiêng, đội văn nghệ

21:28, 23/12/2021

Theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 – 2025, sẽ có 50 đội chiêng được cấp chiêng; những đội văn nghệ tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ được cấp trang phục.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu, đến năm 2025, tất cả các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có đội chiêng, đội văn nghệ; các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng, tổ chức phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với các hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng; 100% số trường Dân tộc nội trú tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng…

Học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (TP. Buôn Ma Thuột) học đánh chiêng .

Theo đó, hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ đa dạng các hình thức như: Phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, khai thác, truyền dạy và nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của dân tộc tại chỗ Êđê, M’nông trong sinh hoạt cộng đồng; xây dựng mô hình điểm buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ nghệ nhân cồng chiêng; tổ chức đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào Trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh…

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.