Multimedia Đọc Báo in

Cần tiếp tục khai quật di chỉ Thác Hai càng sớm càng tốt

16:18, 27/05/2022

Chiều 27/5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp Bảo tàng tỉnh tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích khảo sổ học Thác Hai lần thứ 2 (năm 2021 – 2022).

Di tích Thác Hai thuộc xã Ia Jlơi (huyện Ea Súp) được phát hiện đầu năm 2020 và khai quật lần thứ nhất vào tháng 3/2021. Tại đây, các cán bộ bảo tàng đã thu được một số hiện vật như rìu, bôn, bàn mài, hòn ghè cùng các mảnh gốm và dọi se chỉ.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tiếp đó, cuối năm 2020, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Đắk Lắk đã khảo sát lại di chỉ này và nhận thấy nhiều tiềm năng nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, đặc biệt là di tích đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy bởi dòng sông vào mùa lũ. Do đó, các đơn vị đã tiến hành khai quật ngay trong đầu năm 2021 và thu được rất nhiều di tích, di vật. Toàn bộ kết quả khai quật cho thấy đây là một di chỉ cư trú – mộ táng – công xưởng rất quan trọng. Bên cạnh công cụ lao động như rìu bôn đá, đồ gốm và các mộ táng, các nhà khảo cổ còn thu được 1000 mũi khoan bằng các loại đá opal, silic, phtanit… cùng hàng vạn mảnh tước nhỏ (vảy tước).

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị
Đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị.

Cuối năm 2021, UBND tỉnh đã có chủ trương giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật khẩn cấp di chỉ quan trọng này nhằm thu thập thêm các thông tin khoa học giá trị. Mặt khác, kịp thời đưa lên khỏi lòng đất những di tích, di vật quý giá nhằm bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị lịch sử.

Đại biểu tham quan các hiện vật khai quật được tại di tích Thác Hai
Đại biểu tham quan các hiện vật khai quật được tại di tích Thác Hai.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đề xuất, kiến nghị cần tiếp tục khai quật di chỉ Thác Hai càng sớm càng tốt, trên quy mô lớn nhằm thu thập các di tích, di vật quý giá còn ẩn chứa trong lòng đất; các sở, ngành hữu quan cần sớm lập đề án Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để quản lý hiệu quả các di sản văn hóa; đẩy mạnh hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng tỉnh với chương trình nghiên cứu dài hạn, bài bản nhằm đưa các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Đắk Lắk đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước…

Quỳnh Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.